Kiến thức

Nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghiệp văn hóa và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

REF: Loi, N. T.; Hoa, T. T. V.; Hoa, N. Q.; Hoa, H. V. (2019). “A study on relationship between cultural industry and economic growth in Vietnam”. Management Science Letters 9. pp. 787-794. 

DOI: 10.5267/j.msl.2019.3.009

Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) được dùng để chỉ những ngành công nghiệp kết hợp sáng tạo, sản xuất và marketing liên quan đến tự nhiên, văn hóa và mang tính vô hình (UNESCO, 2006). Nội dung của các sản phẩm văn hóa được bảo vệ bởi bản quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng hàng hóa và dịch vụ. Ngành CNVH đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp OLS để đo sự tương quan này. Trong bối cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nóng vì đã được Chính phủ Việt Nam đưa vào rất nhiều tài liệu. Vì vậy, nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và kinh tế bằng sử dụng phân tích đầu vào – đầu ra tại Việt Nam dựa trên ảnh hưởng trực tiếp (ảnh hưởng của nhu cầu CNVH đối với tăng trưởng GDP) và ảnh hưởng gián tiếp (ảnh hưởng của CNVH lên tăng trưởng kinh tế qua các ngành kinh tế khác). Nghiên cứu này sử dụng bảng đầu vào – đầu ra của Việt Nam năm 2012 và 2016. Bảng đầu vào – đầu ra năm 2012 và 2016 do Tổng cục Thống kê Việt Nam ban hành và chúng có cùng số lượng ngành nghề hoạt động (tổng cộng 164 ngành).

Những phát hiện chính

Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, giàu có và độc nhất qua loại hình văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa đương đại là tiềm năng to lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNVH. Bên cạnh đó, nhờ có chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế và văn hóa, trong những năm gần đây, nhất là sau khi có chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, các thành phần kinh tế đã tham gia vào sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của ngành CNVH.

Ngành CNVH tại Việt Nam đã tăng lên gần gấp đôi về số lượng trong giai đoạn 2012-2016 và hơn 4 lần trong giai đoạn 2007-2016. Tuy nhiên, các ngành chỉ tăng nhẹ tỷ trọng của nó trong tổng GDP khi toàn bộ nền kinh tế đã trải qua tăng trưởng mạnh trong giai đoạn được đề cập (tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp văn hóa trong GDP là 1,25% cho năm 2012 và 1,51% cho năm 2016). 

Mặc dù giá trị của hàng đầu hoạt động còn ít, phần lớn là hoạt động sáng tạo được coi là nét hiện đại của các ngành CNVH. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác giá trị văn hóa truyền thống khác lại rất nhỏ cả về giá trị và tỷ trọng trong GDP. 

Điều này cho thấy, trên thực tế, các ngành CNVH ở Việt Nam đang còn kém phát triển so với tiềm năng và còn kém phát triển so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc. Trên thế giới, CNVH của Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai của sự phát triển.

Khuyến nghị

Việc tiêu thụ CNVH góp phần tăng trưởng kinh tế là không thể bỏ qua và vai trò của văn hóa trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác là hiển nhiên. Vì vậy, để kích thích tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, chúng ta cần có một số chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa như sau: 

(i) Cần thay đổi nhận thức “ngành văn hóa là ngành phi sản xuất và là thị trường văn hóa có vấn đề”. Thị trường có mắt xích không thể thiếu là các ngành văn hóa. Đối với phát triển công nghiệp văn hóa với tư cách là một ngành kinh tế, có nhiều điểm khác biệt với phát triển văn hóa trong thời kỳ chiến tranh. Các doanh nghiệp và doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong ngành này. 

(ii) Vấn đề bản quyền. CNVH là một ngành kinh tế, các doanh nghiệp văn hóa hoạt động theo quá trình sản xuất, khai thác, phân phối và tiêu thụ các giá trị văn hóa nên được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Bản quyền. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan trong toàn xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác bảo tồn quyền tác giả và quyền liên quan.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *