Plan International đã xem xét rằng kết hôn sớm và bị ép buộc (Child, early, and forced marriage – CEFM) là một thực hành có hại, hình thức bạo lực trên cơ sở giới và vi phạm quyền trẻ em cũng như quyền của trẻ em gái và phụ nữ, đây cũng là trở ngại căn bản cho sự phát triển của con người. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể dẫn đến bạo lực trên cơ sở giới. Mặc dù trẻ em trai cũng bị ảnh hưởng bởi tảo hôn, tuy nhiên tảo hôn có những tác động đặc biệt bất lợi đối với trẻ em gái và phụ nữ trẻ tuổi, như hạn chế giáo dục, tham gia vào cộng đồng và trao quyền kinh tế, vi phạm các quyền và sức khỏe tình dục và sinh sản, hạn chế quyền tự chủ và khiến họ có nguy cơ bị bạo lực cao hơn.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp phân tích về các chuẩn mực giới ở một địa bàn cụ thể (xã Mậu Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) và hai nhóm dân tộc thiểu số (H’Mông và Dao) nhằm giúp Plan International Vietnam có được cái nhìn sâu sắc về vấn đề phức tạp từ góc độ chuẩn mực văn hóa, xã hội và giới để xây dựng các hành động giải quyết vấn đề thông qua thay đổi các chuẩn mực, thái độ, hành vi của gia đình, cộng đồng, mặc dù PIV sẽ được thông tin đầy đủ trong chương trình để đạt được các mục tiêu chiến lược của chiến lược quốc gia giai đoạn 2020-2025.
Nghiên cứu này đã xem xét một loạt các dữ liệu định tính được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm. Nghiên cứu tài liệu được thực hiện trước chuyến đi thực địa để đảm bảo sự hiểu biết về tảo hôn, các vấn đề về giới, cũng như các chuẩn mực xã hội ở các nhóm DTTS H’Mông và Dao. Nghiên cứu đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tôn trọng quyền của người cung cấp thông tin, những người tự nguyện tham gia.
Hai khuôn khổ lý thuyết đó là “Sở thích, lựa chọn và niềm tin” (UNICEF 2014) và TNS (GPH, 2019) là cơ sở cho một số phân tích trong nghiên cứu.
Link tham khảo: Researchers for Study “CEFM-the Power of Norms that Forces Girls to be Brides Early” | VUFO – NGO Resource Centre Vietnam